05 août 2016

Ông Lê Đăng Doanh: Để có môi trường cạnh tranh bình đẳng


TS Lê Đăng Doanh

 

TS Lê Đăng Doanh : "Trong khi Việt Nam đang hội nhập sâu sắc về rất nhiều mặt vào kinh tế thế giới, cùng chia sẻ những giá trị chung như quyền con người, lợi ích chung trên thế giới và khu vực, luật lệ quốc tế v.v. thì thể chế chính trị đã không thay đổi kịp thời để phát huy các mặt mạnh của dân tộc và đất nước, hạn chế, bổ sung cho những khuyết tật của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa."




(Diễn đàn trí thức) - Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.  


Đại Hội XI về đổi mới chính trị và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 được Đại Hội XI của Đảng thông qua (1.2011) đã khẳng định:

“Kiên trì và quyết liệt thực hiện đổi mới. Đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương để thúc đẩy đổi mới toàn diện và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”

Chiến lược khẳng định coi “ Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.” là khâu độc phá chiến lược số 1.

Chiến lược cũng nhấn mạnh:  “Tiếp tục đổi mới việc xây dựng và thực thi luật pháp bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế” và : “Bảo đảm quyền tự do kinh doanh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. “

Trong khi Cương lĩnh vẫn nhấn mạnh “Kinh tế nhà nước là chủ đạo” thì Chiến lược KT-XH chỉ đề cập đến “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty. Sớm hoàn thiện thể chế quản lý hoạt động của các tập đoàn, các tổng công ty nhà nước” mà không nhắc đến vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Tuy vậy, trong các văn kiện Đại Hội Đảng từ Đại IX đến nay không hề đề cập đến yêu cầu kiểm soát và giám sát độc quyền trong kinh tế.

Rất tiếc rằng những định hướng đúng đắn nêu trên đã không được thực hiện trong thời gian qua, cho đến nay Trung Ương Đảng, Bộ Chính trị chưa có nghị quyết gì về thực hiện đổi mới chính trị, thể chế chính trị ở nước ta.

Hiện nay, chưa có một công trình khoa học độc lập phân tích một cách có hệ thống, toàn diện thực trạng của hệ thống chính trị ở nước ta, làm rõ các mặt mạnh và yếu của thể chế chính trị ở Việt Nam, bao gồm cả hệ thống Đảng, Nhà nước và các đoàn thể. Báo cáo của Ngân Hàng Nhà nước “Thể chế hiện đại”, 2010 chỉ đề cập đến nhà nước, không đề cập đến hệ thống Đảng và các tổ chức chính trị-xã hội. 

Báo cáo này đã chỉ rõ những vấn đề, hạn chế và yếu kém của thể chế nhà nước về trách nhiệm giải trình, nhất là trách nhiệm giải trình trong quá trình phân cấp và giao quyền hạn cho các địa phương, chế độ tiền lương và hệ thống trợ cấp phức tạp, hệ thống tuyển dụng và đề bạt, hệ thống luật pháp và tư pháp, giám sát.

Trong khi Việt Nam đang hội nhập sâu sắc về rất nhiều mặt vào kinh tế thế giới, cùng chia sẻ những giá trị chung như quyền con người, lợi ích chung trên thế giới và khu vực, luật lệ quốc tế v.v. thì thể chế chính trị đã không thay đổi kịp thời để phát huy các mặt mạnh của dân tộc và đất nước, hạn chế, bổ sung cho những khuyết tật của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa.

Đại Hội XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam họp từ 21-26.1.2016, Báo cáo Chính trị không đề cập đến cải cách chính trị, chỉ đề cập đến "thể chế kinh tế thị trưởng" và chỉ ra:

" Tuy nhiên, đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt kế hoạch:nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục đích phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạt được. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định nhưng chưa vững chắc; nợ công tăng nhanh, nợ xấu đang giảm dần nhưng còn ở mức cao; sản xuất kinh doanh còn gặp rất nhiều khó khăn.

Tăng trưởng kinh tế thấp hơn 5 năm trước, không đạt mục tiêu đề ra; năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm được hoàn thiện, chưa có cơ chế đột phá để thúc đẩy phát triển; cơ cấu nguồn nhân lực mất cân đối, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ tiếp tục là những yếu tố cản trở sự phát triển. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm. Nhiều hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, xã hội, y tế chậm được khắc phục.
 
Nguồn: Theo Dân Trí